Ba kích ngâm rượu với gì để không còn đau nhức xương khớp và không bị “sớm” trong cuộc yêu là những chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm.
Ba kích là cái tên quen thuộc trong nền y học cổ truyền với tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những cách kết hợp ba kích với các vị thuốc khác để mang lại tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Mỗi khi nhắc tới chuyện nên ăn gì, uống gì để tăng cường thêm “bản lĩnh cho đàn ông”, người Việt nghĩ ngay tới rượu ba kích.
Rượu ba kích là một loại thức uống thơm ngon, lại rất tốt cho sức khỏe.
Chính vì vậy, từ rất lâu rượu ba kích đã được quý ông chuộng dùng và luôn có sẵn một bình trong nhà để tiện sử dụng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất từ củ ba kích có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
Đặc biệt trong ba kích còn tìm thấy nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe, giúp kiện gân cốt, bổ thận, giải trừ phong thấp rất tốt…
Ba kích ngâm rượu với gì?
Rượu ba kích có nhiều cách để ngâm, mỗi cách có phương thức thực hiện khác nhau, công dụng cũng khác nhau.
Bổ thận tráng dương thang
Dùng ba kích 30g ngâm rượu với 27 vị thuốc là Củ Maca 40g, Đông trùng hạ thảo 20g, Lộc nhung 30g, Nhục thung dung 20g, Dâm dương hoắc 30g, …
Bài thuốc ngâm rượu này giúp điều trị các chứng bệnh như: suy nhược cơ thể, giảm ham muốn tình dục, các chứng yếu sinh lý, xuất tinh sớm, đau mỏi lưng gối,…
Bài thuốc này được nhiều người yêu thích sử dụng nhờ tính hiệu quả và hương vị thơm ngon của nó.
Xem chi tiết Bổ Thận Tráng Dương thang TẠI ĐÂY
Bổ Thận Tráng Dương Thang cả nam hay nữ đều dùng được.
Chỉ những người bị huyết áp cao, bị dị ứng rượu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng.
Bạn nên pha rượu với ít mật ong hay đường phèn để làm hương vị ngon và dễ uống hơn. Uống từ 20 – 30ml mỗi lần, 1 – 3 lần/ ngày.
Nếu bạn muốn có một thang thuốc quý hiếm có tác dụng tuyệt vời, bạn có thể dùng ba kích kết hợp với Nhung hươu Nga, Hải mã chúa, Nhân sâm Canada, Hồng sâm Hàn Quốc, Maca Pê Ru, Tam thất…
Bạn có thể tham khảo thang thuốc ngâm rượu Trường Xuân Đại Thọ thang.


Nếu bạn vẫn muốn biết thêm ba kích ngâm rượu với gì nữa thì có thể tham khảo thêm các cách sau:
• Cách 1: ba kích khô 100g (hoặc 500g tươi) ngâm với 100g dâm dương hoắc khô, 100g câu kỷ tử, 100g đương quy, 100g đỗ trọng, 100g ngưu tất, 100g tục đoạn, 100g đại táo và 7-8 lít rượu trắng. Bài thuốc này có tác dụng cường tráng gân cốt, bổ huyết thích hợp cho người thường xuyên đau nhức xương khớp.

• Cách 2: ba kích khô 100g (hoặc 500g tươi) ngâm với thỏ ty tử 100g, câu kỷ tử 100g, dâm dương hoắc 100g, nhục thung dung 100g, bổ cốt chỉ 100g và 6 lít rượu trắng.
Cách ngâm này, bạn cũng có thể thêm 3-5 cặp tắc kè hoặc 7-10 cặp cá ngựa để tăng cường tác dụng cường dương, cố tinh.
Bài thuốc này có tác dụng tráng thận dương, cố tinh thích hợp cho người liệt dương, xuất tinh sớm.
Bài thuốc nào đi chăng nữa bạn cũng đừng quên bỏ loại bỏ lõi của ba kích để rượu thơm ngon, không có vị chát.
Chuẩn bị bình thủy tinh hoặc bình sành sứ để ngâm rượu trong khoảng 2 – 3 tháng là có thể dùng được rồi.
Mỗi ngày các anh có thể uống 1 – 2 ly nhỏ rượu ba kích trong các bữa ăn.
Các bài thuốc ngâm rượu này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sinh lý cho phái mạnh, giúp thời gian quan hệ giao hợp kéo dài hơn,…
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ba kích ngâm rượu với gì tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ đó đó sẽ giúp các anh có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách dưỡng sinh, chữa bệnh bằng rượu ba kích.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với Phòng khám Đông y Y Tâm Đường để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn. Thân chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ba kích ngâm rượu có phải bỏ lõi không? Giải đáp từ chuyên gia
Cách ngâm rượu ba kích ngon theo bí quyết gia truyền
Cách rút lõi ba kích để không phải bỏ phí bình rượu quý
Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được? Và những bài thuốc gia truyền
Giải mã tác dụng của rượu Ba kích giúp quý ông “thăng hoa”
Công dụng của Ba kích tím và cách sử dụng Hiệu Quả nhất